Đóng
Poster sản phẩm Cty CHS

Đại Tràng Co Thắt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

benh-viem-dai-trang-co-that

Đại tràng co thắt: Nguyên nhân và Cách điều trị bệnh hiệu quả

Đại tràng co thắt là dạng bệnh hay gặp của viêm đại tràng. Khi bị đại tràng co thắt bạn cần sớm điều trị dứt điểm để ngăn chặn bệnh biến chuyển nặng có thể dẫn đến ung thư đại tràng.

  1. Đại tràng co thắt là gì?
  2. Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt?
  3. Bị đại tràng co thắt nên ăn gì?
  4. Bệnh đại tràng co thắt uống thuốc gì?
  5. Cách điều trị đại tràng co thắt hiệu quả hiện nay

Chuyên trang thaoduoc103.com Học viện Quân y sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh đại tràng co thắt là gì? bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì? bệnh đại tràng co thắt uống thuốc gì? Và đặc biệt sẽ giúp bạn có thông tin chính xác về các cách điều trị bệnh đại tràng co thắt hiệu quả hiện nay.

1. Đại tràng co thắt là gì?

Bệnh đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng) là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,… Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa.

Như vậy hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt là cùng chỉ 1 bệnh, do bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và bữa ăn hàng ngày nên bạn cần điều trị ngay.

2. Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt?

benh-viem-dai-trang-co-that

Bệnh viêm đại tràng co thắt nguyên nhân và cách trị

Bệnh viêm đại tràng co thắt thường do nguyên nhân nào? Có phải do ăn uống hay không?

Sau đây là các nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích:

  • Tình trạng tăng mẫn cảm ruột do rối loạn về cảm giác của hệ thống thần kinh giữa ruột và não.
  • Bất thường về các thụ thể cảm nhận của đại tràng.
  • Các yếu tố khách quan bên ngoài như trạng thái lo lắng, rối loạn cảm xúc, stress trong công việc, người khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng,…
  • Chế độ ăn uống không điều độ, nhiều thực phẩm khó tiêu hay nhiều dầu mỡ, thức ăn kém vệ sinh, sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích cũng là những yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh.

Bạn cần đối chiếu xem tình trạng đại tràng co thắt của mình do nguyên nhân chính nào, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp nhất. Nếu khó khăn, hãy hỏi chuyên gia, bác sĩ của mình.

Bạn cũng có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu của đại tràng co thắt sau đây:

  • Bệnh hay gặp ở người trẻ tuổi (kể cả 20, 30)
  • Đau bụng không điển hình, không có điểm cố định. Thường xuất hiện sau khi ăn, khi ăn thức ăn lạ hoặc đôi khi ngay cả trong lúc ăn làm bệnh nhân phải ngừng ăn và muốn đi tiêu. Thường kèm theo cảm giác trướng bụng, đầy hơi,… gây khó chịu.
  • Rối loạn thói quen đi tiêu (đại tiện): có thể một ngày đi nhiều lần hoặc bị táo bón 2 đến 3 ngày mới đi tiêu được một lần. Bệnh nhân tự cảm thấy có sự thay đổi trong thói quen này trong thời gian gần đây. Sau khi đi tiêu xong đôi khi còn cảm giác muốn đi tiếp tục.
  • Bệnh điển hình thường không có lẫn máu trong phân. Có máu trong phân là một dấu hiệu báo động có tổn thương ở ống tiêu hóa và cần xem xét kỹ để tìm ra nguyên nhân nguy hiểm trong hệ tiêu hóa. Có thể nghi ngờ đại tràng co thắt biến chuyển thành ung thư.
  • Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của bệnh nhân. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn, mất ngủ, thiếu tinh thần. Ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Dấu hiện này của bệnh đại tràng co thắt hay nhầm với stress, căng thẳng công việc. Bạn nên hỏi chuyên gia nếu phân vân không phân biệt được.

3. Bị đại tràng co thắt nên ăn gì?

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người bệnh bị đại tràng co thắt. Ăn uống đúng cách, dinh dưỡng phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị. Ngược lại, chế độ ăn uống không khoa học khiến các triệu chứng đại tràng co thắt tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh đại tràng co thắt.

3.1 Bổ dung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ sữa đậu nành, sữa không lactose, cá…để bổ sung đạm cần thiết đối với cơ thể. Thịt xay nhuyễn giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, giúp bệnh nhân đại tràng co thắt không suy kiệt.
  • Với người bệnh đại tràng co thắt mắc táo bón nhiều (khi đại tiện) có thể bổ sung chất xơ trong các loại hoa quả và rau xanh trong thực đơn hàng ngày.
  • Với người bệnh mắc tiêu chảy người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ cellulose ví dụ như đậu đen, khoai lang, đậu nành, rau muống, sầu riêng…
  • Chế biến thức ăn dưới dạng hấp luộc hoặc kho, cần hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn của người đại tràng co thắt. Điều này khá phức tạp nếu bạn ăn chung cùng gia đình nhưng là cần thiết để nhanh thuyên giảm bệnh.

3.2 Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

Cần phải theo dõi nghiêm ngặt thực đơn của người bệnh đang bị đại tràng co thắt, nếu có món ăn nào có cảm giác khó chịu người bệnh cần phải tránh ngay.

  • Thực phẩm có lượng chất xơ cao dễ gây đầy bụng chướng hơi nên hạn chế
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt, đồ uống có gas và nước tăng lực vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Đây là tối kỵ với bệnh nhân đại tràng co thắt.
  • Hạn chế tối đa lượng chất béo, các thực phẩm có nhiều lactose
  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị và nước sốt có nhiều chất béo như sốt mayonaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì. Bệnh nhân bị đại tràng co thắt phải giảm các gia vị có tính cay, nóng, phức tạp, nhiều chất béo. Sẽ có khá nhiều món ăn có gia vị kiểu này ở Việt Nam.

3.3 Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì?

Dưới đây là các thực phẩm mà người bị viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) nên ăn:

  • Người bệnh cần phải ăn những thực phẩm như hoa quả bao gồm: cảm, chuối, táo, dứa…các loại rau xanh như rau ngót, bắp cải, giá đỗ, súp lơ… Thực phẩm này tốt cho điều trị đại tràng co thắt và kể cả khỏi bệnh bạn cũng cần duy trì vì tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Những thực phẩm giàu đạm như cá biển, thịt nạc, cua, tôm…và các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể để làm lành vết thương, phòng ngừa được các yếu tố gây viêm nhiễm.
  • Bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm như bánh mì, khoai tây, cháo, khoai lang, cơm dẻo…giúp dạ dày dễ tiêu hóa và nhanh chóng hấp thu được những chất dinh dưỡng và đại tràng không cần phải làm việc quá nhiều.
  • Nước lọc, sinh tố, nước ép trái cây chứa nhiều các loại vitamin A,B,C,D,K giúp tăng cường hệ tiêu hóa, có lợi cho đường ruột. Cần dùng thường xuyên, đặc biệt người bị đại tràng co thắt nên uống nhiều nước lọc.
  • Ngoài ra người bệnh cần duy trì ăn chín uống sôi, chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ đầy đủ. Không nên để bụng trong tình trạng quá no hoặc quá đói. Điều này khiến các bữa ăn cần được chia nhỏ, ăn nhiều bữa khác nhau và không được bỏ đói bữa sáng.
  • Nếu đang táo bón: Trong mỗi bữa ăn hàng ngày (trưa, chiều) cần ăn đủ lượng chất xơ (người lớn khoảng gần vực bát con rau). Bị đại tràng co thắt nên ăn rau xanh có chất xơ không tan như: Muống, Dền, Cần, Ngót, rau Khoai Lang, Cải Xoong…

3.4 Bệnh đại tràng co thắt kiêng ăn gì?

Dưới đây là danh sách chọn lọc các thực phẩm mà bệnh đại tràng co thắt phải kiêng ăn:

  • Kiêng tuyệt đối (nghĩa là sau khi bệnh ổn cũng không sử dụng lại) chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chè (xanh, đen) vì đây là những chất kích thích, ảnh hưởng đến sự vận động, bài tiết của ruột. Bạn cần kiêng tuyệt đối nếu muốn khỏi đại tràng co thắt.
  • Kiêng tạm thời (nghĩa là sau khi bệnh ổn thì ăn trở lại dần dần, còn khi đang bị rối loạn tiêu hóa thì tạm ngưng) các thực phẩm: tanh (như trứng, cá biển), đồ sống chưa nấu chín có nguy cơ nhiễm khuẩn (như Mắm tôm, rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh), thực phẩm có gia vị chua cay (ớt, chanh).
  • Nếu đang bị trướng bụng, sôi bụng, khó chịu bụng thì kiêng: thực phẩm sinh hơi (như Rau cải- trừ cải xong, súp- lơ; kiêng Bắp cải, các loại khoai sắn và tinh bột tinh chế – như Bánh Mỳ, bánh kẹo ngọt).
  • Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ là một trong những thực phẩm rất kỹ với bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt. Một số loại thực phẩm người bệnh cần tránh như thịt nguội, lạp xưởng, pate, các món rán, xào, chiên và các loại nước sốt…Những loại thức ăn này thường khó tiêu sẽ gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, rất dễ khiến người bệnh bị tiêu chảy. Cần hạn chế các thực phẩm này để không làm bệnh đại tràng co thắt tăng nặng và kéo theo mắc các bệnh khác.
  • Cần hạn chế nhất những đồ ăn nhiều đường, bánh ngọt, sữa tươi, kẹo socola…bởi chúng thường gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Trong số những loại thực phẩm trên thì socola là thực phẩm kỵ nhất với người bị viêm đại tràng bởi chúng có chứa nhiều cafein , nó là nguyên nhân gây khiến tình trạng đi ngoài ở bệnh nhân trở lên nặng nề hơn.
  • Những đồ ăn cứng khiến người bệnh khó tiêu hóa gây nên chứng chướng bụng và đầy hơi. Nếu dùng một thời gian dài thì những loại thức ăn này sẽ cọ xát với niêm mạc dạ dày gây nên những tổn thương và tình trạng bệnh viêm đại tràng càng trở lên nguy hiểm hơn. Do vậy là cơm và thức ăn cần được nấu mềm cho người bệnh đại tràng co thắt.

4. Bệnh đại tràng co thắt uống thuốc gì?

Điều trị bệnh đại tràng co thắt bằng các dùng thuốc Tây:

Đối với việc điều trị này thì bạn cần phải đến trực tiếp Bệnh viện để thăm khám nội soi đại tràng để bác sỹ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng bệnh đau đại tràng co thắt mức độ như thế nào? Từ đó bác sỹ trực tiếp điều trị sẽ kê thuốc điều trị như dưới đây:

Thuốc berberin, ercefuryl…kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn viêm đại tràng co thắt

Thuốc Flagyl, Nystatin, Fugacar… diệt ký sinh trùng và chống nấm

Thuốc Spasmaverine, No spa, papaverin…giảm đau và hạn chế việc tiêu chảy co thắt thành bụng…

Các loại thuốc bột, men vi sinh đặc trị đại tràng co thắt tăng cường hệ miễn dịch…

Thuốc Ciprofloxacin, Biseptol, Metronidazol…tăng cường khả năng chống viêm nhiễm cùng các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Thuốc Smecta, Actapulgite…chống tiêu chảy, táo bón…

Tùy thực tế bệnh và các triệu chứng của bệnh nhân đại tràng co thắt sau khi khám, xét nghiệm mà bác sĩ sẽ kê đơn để xử lý các triệu chứng. Ưu điểm của thuốc Tây chính là giảm nhanh triệu chứng nhưng khó khỏi dứt điểm bệnh và có tác dụng phụ gây hại cho Gan và Thận khi dùng.

Điều trị bằng thuốc dân gian (kinh nghiệm dân gian)
Theo nghiên cứu trong những năm gần đây có rất nhiều loại thuốc nam có trong thảo dược tự nhiên trong vườn nhà có tác dụng giúp ngăn ngừa sự tiến diễn của viêm đại tràng co thắt rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như:

Bột mầm lúa mì, nước ép dứa, tinh bột nghệ, rễ cây đinh lăng, củ riềng…..

Những loại này cần phải pha vào nước với liều lượng thích hợp uống trước bữa ăn hàng ngày. Và người bệnh cũng cần phải kiên trì uống trong vòng 1-2 tháng mới thấy rõ hiệu quả tích cực của việc điều trị đau đại tràng co thắt.

Bạn cần tìm hiểu kỹ cách chế biến, bào chế, sao, sắc, đun. Tuyệt đối không tùy ý gia giảm các loại mà không hiểu rõ để không xảy ra biến chứng, ngộ độc đáng tiếc.

Điều trị đại tràng co thắt bằng thuốc Đông y gia truyền

Theo các bài thuốc đông y gia truyền của các phòng khám đông y, các bài thuốc chủ yếu truyền miệng và ghi chép từ đời này sang đời sau chưa có các chứng minh tác dụng chính xác và cũng khó kiểm soát nguồn gốc dược liệu dùng làm thuốc. Do đó bạn phải tìm các cơ sở uy tín được cấp giấy phép hoạt động đầy đủ. Khi dùng thuốc trị đại tràng co thắt ở các sơ sở đông y gia truyền bạn cần tìm hiểu thật kỹ, không nên mua qua mạng hay trang thương mại điện tử. Có nhiều cơ sở đông y gia truyền đã được cảnh báo không đủ điều kiện khám chữa bệnh và bào chế thuốc.

Theo quy định hiện nay, tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc (GMP) cần nhà máy hiện đại, tiêu chuẩn cao và đầu tư rất lớn hàng chục tỷ đồng do đó các cơ sở gia truyền sẽ khó đáp ứng được.

Điều trị đại tràng co thắt bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Cách này đang được tin dùng nhiều hiện nay do có nhiều ưu điểm:

  • Bào chế hiện đại, chất lượng đồng đều giữa các lô sản xuất, thảo dược được chứng minh tác dụng và an toàn nên dùng được lâu dài, an toàn và hiệu quả cao hơn thuốc đông y gia truyền
  • Có tác dụng tương đương thuốc Tây y ở một số trường hợp và có nguyên lý trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên hiệu quả bền vững lâu dài
  • Không có tác dụng phụ như thuốc Tây nên dùng được lâu dài và an toàn
  • Sản xuất tại nhà máy GMP hiện đại đầu tư đồng bộ, đủ điều kiện xuất khẩu

5. Cách điều trị đại tràng co thắt hiệu quả hiện nay

Với 4 cách điều trị đại tràng co thắt phổ biến và hàng trăm loại thuốc trị đại tràng co thắt hiện nay, các chuyên gia đã tổng kết ưu, nhược điểm của các phương pháp để chọn lọc và kết hợp sử dụng các phác đồ khác nhau.

Trong 4 cách điều trị đại tràng co thắt là: dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Nam, dùng thuốc Đông y gia truyền và dùng thuốc Đông y thế hệ 2, xu hướng hiện nay được bệnh nhân tin dùng là thuốc Đông y thế hệ 2 với nhiều ưu điểm và không tác dụng phụ.

Thuốc Đông y thế hệ 2 phải được bào chế hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP (sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản xuất thuốc) + thành phần được chứng minh tác dụng.

Nổi bật trong các sản phẩm cho đại tràng co thắt bằng phương pháp Đông y chính là sản phẩm của Học viện Quân y.

  • Học viện Quân y kết hợp với hãng dược CHS bào chế thành công viên Dạ dày Đại tràng Rocori hơn 1 triệu người dùng đang là lựa chọn số đầu tiên hiện nay.
  • Dạ dày Đại tràng Rocori đã được nâng cấp thành Dạ dày tá tràng eHP từ tháng 2/2021.

Đối tượng dùng Dạ Dày Tá Tràng eHP:

  • Người viêm loét dạ dày tá tràng
  • Người đau dạ dày
  • Người bệnh cần chữa dạ dày
  • Người đang điều trị dạ dày
  • Người bị dạ dày tá tràng
  • Người viêm tá tràng
  • Người viêm đại tràng
  • Người bị bệnh đại tràng lâu năm
  • Người đi ngoài nhiều lần
  • Người bị đại tràng co thắt
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích
  • Người mắc dạ dày hp
  • Người có vi khuẩn hp
  • Người bị vi khuẩn hp lâu năm
  • Người mắc trào ngược dạ dày
  • Người bị dạ dày trào ngược gây ho
  • Người viêm dạ dày lâu năm
  • Người viêm loét dạ dày mãn tính
  • Người đau dạ dày thường xuyên
  • Người nhiễm vi khuẩn hp
  • Người ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
  • Người vị đau dạ dày do vi khuẩn HP
  • Người bị viêm loét hang vị, chợt hang vị dạ dày
  • Người bị trào ngược dạ dày
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Người xuất huyết dạ dày
  • Người bị loét dạ dày tá tràng thực quản độ A, B, C, D
  • Người vị viêm đại tràng, đi ngoài khó tiêu, đi ngoài nhiều lần
  • Người bị viêm dạ dày do căng thẳng, stress kéo dài
  • Người viêm đau dạ dày bao tử do dùng nhiều kháng sinh
  • Người tiền sử đau dạ dày do dùng rượu, bia nhiều
  • Người bệnh dạ dày tá tràng đại tràng vi khuẩn HP lâu năm (kể cả >20 năm)
  • Người lớn tuổi ăn uống khó tiêu, đầy hơi, hấp thu kém
TƯ VẤN CHUYÊN GIA 0966 612 235